Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống TT Tiêm chủng VNVC.
Giới tính (*)

Tôi tiêm mũi 2 AstraZeneca ngày 13/9/2021, thì khi nào được tiêm mũi bổ sung? Trân trọng cảm ơn!

Vương Đình An, 51 tuổi, Hà Nội
BS Lô Thị Quê

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị,


Anh/Chị đã hoàn thành được 2 mũi AstraZeneca và hiện muốn tiêm thêm mũi bổ sung (mũi 3) thì cần khoảng cách ít nhất là > 4 tuần. Vậy hiện tại Anh/Chị đã đủ điều kiện để có thể tiêm nhắc mũi bổ sung.

Tại Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 của ngành y tế TP.HCM diễn ra chiều 30/10, Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong tháng 11 và 12 tới đây, ngành y tế sẽ triển khai tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho một số trường hợp có nguy cơ cao và lực lượng tuyến đầu. Tuy nhiên cũng còn phải phụ thuộc vào việc cung ứng vaccine về Việt Nam. Vì vậy, Anh/Chị chờ thông báo mới của Bộ Y tế để có những thông tin chính xác nhất.


Em đã tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 rồi, khi nào thì tiêm lại vaccine ạ? Có cần thiết tiêm bổ sung hay tiêm mũi 3 không?

Hằng, 41 tuổi, Bình Tân, TP.HCM
BS Hoa Tuấn Ngọc

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện tại tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và ghi nhận nhiều người tiêm đủ vắc xin 2 mũi hoặc đã từng bị Covid-19 nhưng vẫn tái nhiễm bệnh. Vì vậy, hiện tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế khuyến cáo tiêm bổ sung để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao hơn.

Tại hội nghị công tác phòng, chống dịch -19 của ngành y tế TP.HCM diễn ra chiều 30/10, Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong tháng 11 và 12 tới đây, ngành y tế TP.HCM sẽ triển khai vắc xin tiêm Covid-19 mũi 3 cho một số trường hợp có nguy cơ cao và đầu tuyến định lượng. Tuy nhiên, cũng phải phụ thuộc vào vắc xin cung ứng về Việt Nam. Vì vậy, bạn chờ mới thông báo của Bộ Y tế để có những thông tin chính xác nhất.


Chào bác sĩ, cháu là học sinh vừa mới tiêm vaccine và không xảy ra phản ứng gì nhưng sau đó cháu có uống thuốc Medsolu, Loratadin và Carbonic vì trước đó cháu có được bác sĩ cho đơn thuốc này để điều trị viêm da tiếp xúc. Sau khi uống sau thì cháu cảm thấy hơi đau đầu, không biết có ảnh hưởng gì ...

Vũ Hà Quân, 16 tuổi
BS An Diệu Huyền

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện nay theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm phòng vaccine Covid-19 chưa có đề cập tới những ảnh hưởng liên quan của việc dùng thuốc sau khi tiêm sẽ làm giảm khả năng sinh miễn dịch của cơ thể, hay gây bất cứ những rủi ro nào sau khi tiêm. Vì vậy, bạn có thể dùng thuốc để điều trị bệnh lý hiện có hoặc vẫn tiếp tục dùng thuốc nếu đang trong quá trình điều trị, nhưng phải tuân theo những chỉ định và hướng dẫn được kê trong đơn của bác sĩ.

Đau đầu có thể là phản ứng phụ sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19 nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác trùng hợp sau khi bạn tiêm vaccine. Bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế, nói rõ triệu chứng bạn đang gặp phải với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.


Tôi bị bệnh Parkinson và yếu nửa người đã 2 năm nay. Hiện tại hồi phục 80%. Hai tháng nay, tôi bị chân run nhiều khi nghỉ, đi lại khó khăn. Tôi uống thuốc Parkinson lúc 7h thì 9h đi cấp cứu do nôn, đờm vàng. Bác sĩ nói do tác dụng phụ. Có lần tôi còn bị tiêu chảy cấp dẫn đến kiệt sức, ...

Nguyển Văn Vượng, 53 tuổi, TP. Bà Rịa
Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị,

Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 03 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn thì Anh/Chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên khi đi khám sàng lọc, Anh/Chị nên mang theo hồ sơ khám bệnh để bác sĩ nắm được thông tin cụ thể.

Theo thông tin mà Anh/Chị cung cấp thì chúng tôi chưa rõ vấn đề dị ứng của Anh/Chị ở mức độ như thế nào. Tuy nhiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc tiêm chủng vaccine Covid-19 thì đối với những người có tiền sử dị ứng nhẹ vẫn tiêm được vaccine Covid-19 ở các điểm tiêm bình thường, còn đối với những người dị ứng nặng thì có thể tiêm vaccine tại Bệnh viện. Bác có thể đến gặp bác sĩ khám sàng lọc và cung cấp đầy đủ các thông tin dị ứng cho bác sĩ biết để các bác sĩ cho chỉ định tiêm chủng phù hợp.


Chào bác sĩ,
Thưa bác bé nhà em 13 tuổi đã được chích vaccine Pfizer mũi 1 và sắp chích mũi 2. Em có đọc thông tin nguy cơ biến chứng của bé trai sau chích mũi 2 có tỷ lệ bị viêm cơ tim cao hơn. Vậy em có thể cho bé uống thuốc chống đông máu hay loại thực phẩm chức năng ...

Trần Thị Phương Uyên, 42 tuổi, Bình Thạnh, TP.HCM
Bác sĩ Lê Minh Thọ

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện nay đã có nhiều báo cáo về triệu chứng viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer, Moderna và người ta cũng thấy rằng nguy cơ sau khi tiêm mũi 2 là cao hơn mũi 1 do miễn dịch của cơ thể đã ghi nhớ kháng nguyên virus từ mũi tiêm đầu tiên.

Tuy nhiên trước khi tiêm chủng, bạn không cần cho bé uống các thuốc chống đông máu hay các thực phẩm chức năng để phòng ngừa các triệu chứng này, đây là việc làm không cần thiết. Thực tế hiện nay cũng chưa có các biện pháp phòng chống viêm cơ tim hữu hiệu.

Triệu chứng lâm sàng viêm cơ tim cấp xuất hiện thường 2-4 ngày sau tiêm vaccine, dù có thể gặp sớm (12h sau tiêm) hơn hoặc muộn hơn. Triệu chứng thường là đau ngực, cảm giác ép nặng hoặc khó chịu ở ngực; Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực (nhịp tim không đều, bỏ nhịp, nhịp nhanh hoặc nhịp tim quá chậm); Ngất; Khó thở; vã mồ hôi...Đau khi thở xuất hiện sau 1 đến 5 ngày (trung bình là 2 ngày) - ngay khi phát hiện triệu chứng đầu tiên nên đến bệnh viện gần nhất thăm khám để loại trừ viêm cơ tim/viêm màng tim cấp.

Nếu chẩn đoán viêm cơ tim cấp, cần phải theo dõi sát tại các cơ sở có thể hồi sức cấp cứu tim mạch. Trường hợp chuyển nặng, phải chuyển đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch.
Những bệnh nhân viêm cơ tim sau tiêm vaccine nên được theo dõi trong ít nhất 12 tháng nếu đã được chẩn đoán xác định.

Tốt nhất bạn nên theo dõi sát sao bé sau khi tiêm chủng trong vòng 1 tuần, nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ đến viêm cơ tim như đau ngực, khó thở, hồi hộp trống ngực... cần cho bé đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị để được chăm sóc, điều trị kịp thời.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Bác sĩ ơi cho cháu hỏi, cháu mới sinh được hơn 1 tháng thì có tiêm được vaccine phòng Covid-19 của Trung Quốc không ạ? Nếu như tiêm rồi thì có ảnh hưởng gì không ạ?

Mai Hiếu, 29 tuổi, Ninh Bình
Bác sĩ An Diệu Huyền

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào chị.

Theo hướng dẫn hiện tại của Bộ Y tế thì trường hợp của chị vẫn có thê tiêm vaccine Verocell được. Nếu chị vẫn đang cho con bú thì sau khi tiêm vaccine Covid-19 về vẫn tiếp tục cho bé bú vì vaccine Cvid-19 không phải là vaccine sống giảm độc lực nên không có khả năng gây nguy cơ hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.


Tôi có con gái sinh tháng 7/2006. Cháu mới tiêm đủ 3 mũi Vaccine ngừa virus HPV, mũi cuối ngày 12/9/2021. Vậy bây giờ cháu có được tiêm vaccine phòng Covid-19 của hãng Pfizer được chưa ạ? Vì theo lịch của nhà trường đang bố trí tiêm ạ. Nhờ trung tâm hỗ trợ giúp tôi ạ. Trân trọng cảm ơn!

Đào Trần Thùy Dương, 42 tuổi, Hà Nội
Bác sĩ Trịnh Như Lực

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Anh/chị.

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế thì việc tiêm đồng thời vaccine Covid 19 và các vaccine thông thường khác không cần phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu và có thể tiêm cùng ngày với nhau. Nên trong trường hợp này, con gái Anh/chị có thể tiêm vaccine Covid-19 theo lịch tiêm của nhà trường.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh/chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Cháu bị chó nhà người khác cắn khoảng hơn 1 năm trước (không chảy máu, không xây xát nhiều, chỉ cà ngoài da). Do chủ quan nên cháu không chú ý theo dõi con chó đó nhưng nghe bác sĩ bảo thì nếu có bệnh thì bệnh có thể ủ rất lâu cả năm. Bây giờ cháu có nên đi tiêm vaccine không ạ? Cảm ...

Tran Van Nam, 21 tuổi
Bác sĩ Lê Minh Thọ

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Thông thường, thời gian ủ bệnh dại thường kéo dài từ 3 tuần đến 12 tuần, nhưng có thể mất ít nhất là 5 ngày hoặc thậm chí có thể ủ bệnh lên đến hơn 2 năm. Tùy từng loài vật, vết cắn càng gần não, các triệu chứng có khả năng xuất hiện càng sớm. Khi triệu chứng bệnh dại bệnh dại xuất hiện, bệnh có thể gây tử vong rất nhanh chóng trong đau đớn và hoảng loạn. Bất cứ ai có thể đã tiếp xúc với virus gây bệnh dại nên được tiêm phòng trước khi các triệu chứng xuất hiện. Chủ động tiêm vắc xin phòng dại là việc rất quan trọng, tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại và tử vong do dại.

Vì vậy trong trường hợp này, bạn vẫn nên đi tiêm vaccine phòng dại để dự phòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Tôi có con bị tim bẩm sinh, đã phẫu thuật 2 lần và thay van động mạch phổi. Vậy xin hỏi bác sĩ là cháu có tiêm vaccine Covid-19 được không? Hiện nay cháu đang học lớp 6, chỉ thăm khám định kỳ chứ không phải dùng thuốc. Xin cảm ơn ạ!

Nguyễn Thị Vinh, 37 tuổi, Nghệ An
Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Chị,

Hiện nay Bộ Y tế đang triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho trẻ 16 – 17 tuổi và hạ dần độ tuổi, phụ thuộc tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Nếu nhà chị nằm trong độ tuổi từ 12-17 thì chị có thể liên hệ với cơ quan y tế địa phương hoặc trường học để được đăng ký tiêm chủng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trường hợp bé nhà chị có bệnh tim bẩm sinh sẽ được khám sàng lọc tiêm chủng vaccine Covid-19 tại bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bé và có chỉ định tiêm chủng phù hợp.


Tiêm vaccine mũi 3 của hãng Pfizer khoảng cách bao lâu sau liều tiêm thứ 2?

Dương Lan, 41 tuổi, Quận 7, TP.HCM
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào anh/chị,

Hiện tại Bộ Y tế chưa có hướng dẫn việc tiêm mũi thứ 3 đối với vaccine ngừa Covid-19. Hiện tại, một số nơi trên thế giới đã thực hiện việc tiêm mũi thứ 3 (được xem là mũi bổ sung tăng cường miễn dịch) cho đối tượng nguy cơ cao như người lớn tuổi, có bệnh nền, có tình trạng suy giảm miễn dịch nhằm giúp tăng khả năng bảo vệ cũng như giúp duy trì miễn dịch ở những đối tượng này sau khi hoàn thành lịch tiêm 2 liều cơ bản vaccine Covid-19.

Anh/chị vui lòng chờ thêm thông tin và hướng dẫn của Bộ Y tế trong thời gian tới.


vaccine

Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress