Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống TT Tiêm chủng VNVC.
Giới tính (*)

Xin hỏi bác sĩ làm thế nào tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ được an toàn? Cảm ơn bác sĩ!

phuong062026, 7 tuổi, Long Biên, Hà Nội
Bác sĩ Đoàn Thúy Mai

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị,

Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid 19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên toàn quốc, công tác tiêm chủng cho trẻ có ý nghĩa quan trọng, trước tiên để bảo vệ trẻ trước đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng thời tăng diện bao phủ vaccine phòng Covid-19 trong cộng đồng, chính vì vậy việc tiêm chủng cho các con là việc hết sức quan trọng.

Để đảm bảo việc an toàn tiêm chủng, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ về chương trình tiêm chủng theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế và các chuyên gia y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phối hợp với y tế địa phương và y tế học đường, thực hiện tuân thủ theo đúng các quy định hướng dẫn khám sàng lọc của Bộ Y tế, ủng hộ tin tưởng và chủ động phối hợp theo dõi chăm sóc sức khỏe cho trẻ trước và sau khi được chủng ngừa.

Mặt khác, loại vaccine Covid-19 tiêm cho trẻ dều đã traỉ qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan y tế về độ an toàn và tính sinh miễn dịch, vì thế có thể tin tưởng hoàn toàn về mức độ an toàn của vaccine.


Con gái em năm nay 10 tuổi 11 tháng, cháu bị thông liên nhĩ tim từ vài tháng tuổi đến nay. Cháu uống thuốc tim theo chỉ định, đọc thông tin thấy cháu thuộc đối tượng ưu tiên chích vaccine. Vậy xin hỏi cháu sẽ được tiêm không, vaccine gì, lưu ý gì cho cháu khi tiêm? Cảm ơn bác sĩ!

Duythien Do, 41 tuổi, Quận 8, TP.HCM
Bác sĩ Phạm Đình Đông

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi, tùy theo tiến độ phân phối và cung ứng vaccine của từng địa phương. Như bạn chia sẻ bé bạn 10 tuổi 11 tháng thì chưa đủ độ tuổi thực hiện tiêm chủng vaccine Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tiêm vaccine là trọn đời và không bao giờ là muộn. Trong lúc chờ đợi khuyến cáo của Bộ Y tế về tiêm chủng cho độn tuổi nhỏ hơn 12, bạn có thể đưa bé đi tiêm phòng được rất nhiều loại vaccine phòng bệnh khác để tăng cường đề kháng, bảo vệ lá phổi, tạo hệ miễn dịch toàn diện như vaccine Ho gà - Bạch hầu - Uốn ván, Viên gan A+B, Phế cầu khuẩn, Não mô cầu khuẩn, Cúm mùa, Viêm não Nhật Bản, Sởi-Quai bị-Rubella, Thủy đậu (nếu chưa mắc), Thương hàn, Tả.... và thậm chí là cả vaccine phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh do virus HPV gây nên.

Về tình trạng sức khỏe của con bị cần thông liên nhĩ tiêm, theo Quyết định 2470 - Bộ Y tế về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em ban hành ngày 14/06/2019 thì con gái bạn cần được thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng tại Bệnh viện để đảm bảo tính an toàn về sức khỏe khi gặp sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Đối với trẻ em 1 tuổi đã tiêm 1 liều Pfizer (tương ứng với ngưới lớn) có làm ảnh hưởng gì hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bé về sau không?

vovandep58, 63 tuổi, Bình Dương
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện nay chưa có các khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đồng thời, cũng chưa có các nghiên cứu đánh giá về tính ảnh hưởng khi tiêm vaccine Pfizer cho nhóm đối tượng này. Bạn có thể chờ đợi thêm thông tin trong thời gian tới.




Xin hỏi bác sĩ tại sao người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh?

nguyenquanghuong66, 55 tuổi, germany
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào anh/chị,

Vaccine ngừa Covid-19 có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm, biến chứng nghiêm trọng và tử vong do Covid-19. Hầu hết những người mắc Covid-19 đều chưa được chích ngừa. Tuy nhiên, bất kỳ loại vaccine nào, kể cả vaccine Covid-19 không có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm 100%, nên một số người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có nguy cơ mắc Covid-19.

Tình trạng lây nhiễm ở người đã được chích ngừa đầy đủ được gọi là "lây nhiễm đột phá sau tiêm vaccine". Người đã được tiêm chủng đầy đủ và bị lây nhiễm đột phá sau tiêm vaccine sẽ bị bệnh nhẹ, ít triệu chứng, ít bị biến chứng nặng hơn so với người chưa được tiêm chủng và mắc Covid-19.

Ngay cả khi người đã được tiêm chủng vaccine Covid-19 đầy đủ xuất hiện triệu chứng, thì triệu chứng của họ có xu hướng nhẹ hơn ở người chưa được chích ngừa. Điều này có nghĩa là khả năng phải nhập viện hoặc tử vong ở những người này thấp hơn rất nhiều so với những người chưa được tiêm chủng.

Cần lưu ý, người bị lây nhiễm đột phá sau khi chích vaccine vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Vì vậy, sau tiêm phòng vaccine Covid-19 bạn vẫn phải thực hiện đúng 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh/chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Sau khi tiêm ngừa vaccine Sinopharm mũi 1 có phản ứng sốt, đau bụng trong 2 ngày sau khi tiêm. Xin hỏi có thể tiếp tục tiêm mũi thứ 2 không ạ? (Người ở độ tuổi 60 tuổi)

ngocdungkbnnbp, 54 tuổi, Kho bạc NN Bình Phước
BS.Chế Xuân Hùng

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào anh/chị,

Sốt là phản ứng thường gặp sau tiêm chủng vaccine Covid-19. Đau bụng sau khi tiêm chủng có thể là 1 trong những phản ứng không mong muốn sau tiêm, tuy nhiên nếu anh/chị đã thăm khám và loại trừ nguy cơ phản vệ và huyết khối sau tiêm vaccine thì anh/chị vẫn tiêm tiếp tục tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 Sinopharm để đảm bảo có miễn dịch bảo vệ toàn diện nhất.

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh/chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Dạ cho em hỏi! Ngày 10/8/2021 em đã tiêm mũi 1 AstraZeneca. Sau khi tiêm 1 tiếng đồng hồ em bị tê miệng, bác sĩ cho uống 2 viên thuốc... Sau 30 phút em hết tê. Đủ 12 tuần rồi nhưng em đến điểm tiêm thì bác sĩ khuyên không nên tiêm nữa. Vậy em phải làm sao ạ? Em xin cảm ơn!

BÙI THỊ HOÀNG MAI, 45 tuổi, Thành phố Thủ Đức
BS.An Diệu Huyền

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào anh/chị,

Theo quyết định số 4355/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 về việc hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine Covid-19, trường hợp tiền sử rõ ràng có sốc phản vệ với vaccine Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine phòng Covid-19, anh/chị sẽ có chống chỉ định với vaccine Covid-19 cùng loại. Tê miệng là 1 trong số triệu chứng nguy hiểm cần thận trọng sau tiêm phòng vaccine Covid-19, tuy nhiên khi anh/chị đã tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 rồi thì anh/chị cũng đã có kháng thể nhất định để phòng Covid-19.

Mặt khác, trường hợp của anh/chị có thể thực hiện tiêm chủng mũi 2 với các loại vaccine khác như vaccine Pfizer hay Moderna, tùy theo lượng vaccine của địa phương và khuyến cáo của cơ sở y tế tại nơi bạn sinh sống. Trong lúc chờ đợi, anh/chị cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc thêm thông điệp 5K của Bộ Y tế.


Con tôi sinh ngày 21/12/2010. Trong đợt chích cho trẻ em lần này, bé chưa được tiêm. Cho tôi hỏi, vậy sau ngày 21/12/2021, khi bé đã đủ tuổi, thì có được tiêm vaccine Covid-19 hay không?

Hoang Lam Nguyen, 54 tuổi, Tân Phú, TP.HCM
Bác sĩ Nguyễn Thị Trang

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào anh / chị,

Hiện tại công ty tiêm vắc xin Pfizer trải nghiệm Covid-19 tại Việt Nam đang triển khai cho đối tượng trẻ từ 12 đến 17 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp bé nhà mình sinh ngày 21/12/2010 đến 21/12/2021 mới được 11 tuổi, do đó vẫn chưa thuộc đối tượng được tiêm hiện tại. Bé sẽ được tiêm cho đến khi đủ 12 tuổi có thể tiêm vắc xin Covid-19 hoặc anh / chị có thể đợi cho đến khi có thêm thông tin.


Xin chào bác sĩ, cho tôi hỏi thăm là đọc báo trên mạng bác sĩ nói là trước khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi nên  cho trẻ uống bổ sung thuốc bổ đúng không ạ? Xin cho hỏi thuốc bổ có tác dụng gì trước khi tiêm và tên thuốc bổ đó là tên gì ạ?  Cảm ơn bác sĩ ...

Đặng Thị Hồng, 37 tuổi, TP. Thủ Đức
BS. Lê Minh Thọ

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào anh/chị.

Tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Điều này có nghĩa là, vaccine đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào. Tuy nhiên, một thực đơn ăn uống hỗ trợ khoa học, hợp lý sẽ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vaccine.

Trước khi tiêm vaccine Covid-19, không cần cho trẻ uống thuốc bổ mà cần ăn uống đầy đủ, bổ sung đủ nước cho cơ thể, có thể bổ sung thêm vitamin C, nghỉ ngơi hợp lý như không thức khuya quá trước ngày tiêm, không tự ý ngưng thuốc với trẻ có bệnh mạn tính.

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin, khoáng chất. Lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, bắp,... bổ sung rau xanh vào bữa trưa và bữa tối, kết hợp thêm trái cây vào bữa sáng và những bữa ăn nhẹ hàng ngày... Cần thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Cảm ơn anh chị, chúc anh chị nhiều sức khỏe.

Thưa bác sĩ, về thông tin về vaccine Covid-19 không tương tác với ADN không làm biến đổi gen của người, bác sĩ có thể cho biết tổ chức y tế hay khoa học nào đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trong thời gian bao lâu để khẳng định có bằng chứng về điều đó. Xin cảm ơn!

Do Tran, 72 tuổi, Hà Nội
Bác sĩ An Diệu Huyền

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Về cơ chế, Pfizer và Moderna đều là vaccine sử dụng mRNA (vật liệu di truyền), các “vật liệu” này “dạy” các tế bào của con người cách tạo ra protein gai, từ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Phản ứng miễn dịch đó sẽ tạo ra các kháng thể để bảo vệ trẻ không nhiễm bệnh khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 thực sự trong tương lai. Đặc biệt, thành phần mRNA này chỉ vào tế bào chất, không đi vào nhân tế bào, do vậy không ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể, không làm thay đổi ADN của con người.

Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, những thông tin vô căn cứ về vấn đề vaccine Covid-19 có nguy cơ gây vô sinh đã bị bác bỏ về mặt khoa học. Tuy khả năng sinh sản không được nghiên cứu cụ thể trong các thử nghiệm lâm sàng của vaccine Covid-19, nhưng không hề ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị ảnh hưởng tới khả năng sinh sản trong những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm hoặc hàng triệu người đã tiêm vaccine đối với cả nam lẫn nữ. Cũng không có dấu hiệu vô sinh nào xuất hiện trong các nghiên cứu trên động vật. Tương tự, không có bằng chứng cho thấy vaccine Covid-19 ảnh hưởng đến quá trình dậy thì và sinh sản.

Hiện tại tất cả các vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam đều đưọc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp và được kiểm định qua các giai đoạn lâm sàng về tính an toàn, hiệu lực và hiệu quả bảo vệ. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn trong thông tin kê toa của mỗi vaccine đều ghi rất cụ thể tên và địa chỉ nhà sản xuất/ đơn vị được cấp phép giấy lưu hành.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

Con em năm nay học lớp 7, sinh ngày 23.12.2009. Vậy cháu có đủ điều kiện tiêm vaccine đợt này không? Cháu cao 1m60 nặng 59 ký.

Nguyễn Thị Thu Vương, 40 tuổi, Tân Bình, TP.HCM
BS.Lê Thị Trúc Phương

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào anh / chị,

Hiện tại công việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 đang triển khai cho đối tượng trẻ từ 12-17 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bé nhà mình hiện chưa đủ 12 tuổi nên không được ở trong đối tượng Tiêm vắc-xin Covid-19, bé sẽ được tạm hoãn khi đủ 12 tuổi.

Cảm ơn câu hỏi của anh chị, chúc anh chị rất nhiều sức khỏe.

vaccine

Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress