Trường Đại học Y Dược đề nghị có thêm phần phỏng vấn, trường Ngoại ngữ muốn mở rộng dùng chứng chỉ ngoại ngữ VSTEP của Việt Nam để tuyển sinh.
Vì đợt thi đầu hết chỗ sớm, Đại học Sư phạm TP HCM mở thêm hai đợt thi đánh giá năng lực vào tháng 5.
11 trường công an, quân đội đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024, trong đó nhiều trường tăng, dao động 20-91 chỉ tiêu so với năm ngoái.
Hàng loạt đại học quy đổi IELTS từ 5.5 sang điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển nhưng mức quy đổi không giống nhau, dao động 7,5-10.
Năm 2024, trường Đại học Y Hà Nội dự kiến mở 4 ngành mới, tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Năm 2024, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) dự kiến tuyển 2.960 sinh viên, tặng laptop và miễn phí ký túc xá ở Hòa Lạc.
Học viện Ngân hàng (BAV) năm nay tăng 200 chỉ tiêu, mở mới hai ngành là Marketing và Kiểm toán, học phí dao động 25-37 triệu đồng một năm.
Năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tăng 920 chỉ tiêu, dự kiến tuyển mới ba ngành và chương trình, trong đó có Thiết kế và phát triển game.
Thời gian đăng ký dự thi đánh giá năng lực HSA vẫn còn nhưng đã có hơn 95.000 thí sinh đăng ký thành công, chiếm 99% số chỗ dự kiến và cao nhất từ trước đến nay.
51.250 thí sinh đã đăng ký thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) trong ba đợt thi đầu, chỉ một điểm thi còn chỗ trống.
Năm 2024, trường Đại học Hà nội dự kiến tuyển 3.300 sinh viên, tăng gần 200 so với năm ngoái, dừng 5 chương trình chất lượng cao.
Những thí sinh trượt đại học năm nay phải tham dự chung kỳ thi tốt nghiệp năm 2025 với lứa học sinh theo chương trình phổ thông mới, để lấy điểm xét tuyển.
Năm 2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, tương tự các năm trước.
Năm nay, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tuyển 2.350 sinh viên, tăng 400 so với năm 2023.
Trường tuyển 4.950 sinh viên, tăng 100 so với năm ngoái; mở 8 chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế, hai chương trình chuẩn.
Học viện Tài chính (AOF) tuyển 4.500 sinh viên, giữ nguyên 5 phương thức, song hạ điểm sàn với thí sinh đăng ký xét bằng điểm thi đánh giá năng lực, tư duy.
Năm 2024, trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM, dự kiến tuyển 2.610 sinh viên, giảm 220 so với năm ngoái.
Năm 2024, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, dùng 7 phương thức xét tuyển; trong đó các phương thức kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ lấy mức sàn là IELTS 5.5.
Môn Ngoại ngữ dự kiến được thêm vào tổ hợp thi đánh giá năng lực HSA của Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2025, để mở rộng số trường xét tuyển.
Năm 2024, Học viện An ninh nhân dân tuyển 410 sinh viên, tăng nhẹ 20 chỉ tiêu so với năm ngoái.
Học viện Kỹ thuật quân sư, trường Sĩ quan Thông tin, Sĩ quan Công binh sẽ tuyển hơn 1.100 sinh viên năm 2024, tăng khoảng 120 so với năm trước.
Từ năm 2024, Học viện Phụ nữ Việt Nam (VWA) dự kiến mở thêm ngành Kinh tế số, tuyển 60 sinh viên.
Năm 2024, Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội tuyển 3.350 sinh viên, có thêm phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy.
Quan hệ công chúng - ngành hot nhất của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam sẽ dùng một tổ hợp mới là D15, thay cho tổ hợp D66.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam tăng mức sàn nhận hồ sơ xét tuyển học bạ thêm 1-3 điểm so với năm ngoái, áp dụng với nhóm ngành kỹ thuật và quản lý.
Năm 2024, Học viện cảnh sát nhân dân tuyển 530 sinh viên từ Thừa Thiên - Huế trở ra, tương đương năm ngoái.
Học viện Kỹ thuật quân sự năm nay tuyển 540 sinh viên, tăng 82 so với năm ngoái, sử dụng 4 phương thức xét tuyển.
Thay vì chia thí sinh xét tuyển kết hợp thành hai nhóm, Đại học Kinh tế Quốc dân chia lại thành ba, tách học sinh dùng ACT, SAT với nhóm dùng điểm các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy.
Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định các phương thức tuyển sinh nhưng tăng chỉ tiêu lên hơn 9.200 sinh viên, mở một chương trình mới.