Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống TT Tiêm chủng VNVC.
Giới tính (*)
Thưa bác sĩ, tiêm vaccine phòng dại có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?
Hoài , 20 tuổi, Trâu Quỳ, Gia Lâm
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Hiện không có bất kỳ căn cứ nào cho thấy vaccine phòng dại có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Kể từ khi vaccine dại, đã có rất nhiều thử nghiệm và nghiên cứu được thực hiện về độ an toàn cũng như các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra. Cụ thể, một số phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine dại có thể kể đến như: sưng, đau đỏ da tại chỗ tiêm. Các phản ứng toàn thân khác như mệt mỏi, đau đầu, sốt, run rẩy,đau nhức xương khớp, đau cơ.

Đồng thời, hiện các vaccine thế hệ mới nhập khẩu như Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ) có độ tinh khiết cao, an toàn và ít các phản ứng bất lợi. Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về hiệu quả và độ an toàn của vaccine.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Cho em hỏi virus bệnh dại sống được bao lâu ngoài môi trường. Ai là người cần nên tiêm dự phòng dại? Em cám ơn ạ
Võ Văn Đức , 38 tuổi, Đông Hà, Quảng Trị
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo).

Sức đề kháng của virus dại yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút, ở 60 độ C trong 5-10 phút và ở 70 độ C trong 2 phút. Virus bị mất độc lực dưới ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5%. Trong điều kiện lạnh 40 độ C, vi rút sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 0 độ C, virus sống được từ 3 - 4 năm. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ.

Bệnh dại là "bệnh tử"", 100% người bệnh có triệu chứng dại sẽ tử vong. Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do dại trên người là nạn nhân không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vaccine phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.

Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách tiêm dự phòng cho chó, mèo và tiêm ngay vaccine cho người khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm... hoặc chủ động tiêm dự phòng cho người trước phơi nhiễm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Em có dẫm phải đinh rỉ và có đi tiêm huyết thanh uốn ván nhưng 7 ngày sau em có hiện tượng nóng rất nóng và rát và đau bên tay tiêm vậy có bị làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ
Nguyễn Đắc Công, 34 tuổi, tỉnh Bắc Ninh
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Tiêm phòng vaccine uốn ván là rất cần thiết đối với mọi người, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao như người có vết thương hở dính đất cát, phụ nữ có thai, nông dân, người làm việc trong các trang trại, công nhân làm việc tại công trường xây dựng… Hiệu quả phòng bệnh của vaccine có thể đến đến 95% nếu tiêm đủ liều, đúng lịch.

Vaccine uốn ván cũng như hầu hết mọi vaccine phòng bệnh khác, sau khi tiêm sẽ gặp một số tác dụng phụ nhẹ cho thấy cơ thể đang phản ứng để xây dựng khả năng miễn dịch chống lại căn bệnh này. Một số tác dụng phụ thông thường của vaccine uốn ván bao gồm đau nhức, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Hầu hết những tác dụng phụ này đều phổ biến đối với tất cả các loại vaccine uốn ván.

Với trường hợp của bạn nóng và rát xuất hiện vào ngày thứ 7 sau tiêm vaccine không phải là triệu chứng cảnh báo phản ứng bất thường, không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần quay lại các trung tâm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và thăm khám.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Tôi đã tiêm vaccine Covid-19 mũi 4 vào tháng 6/2022 (2 Moderna và 2 Pfizer), cho xin hỏi tôi có cần tiêm mũi 5 hay không? Xin cảm ơn! Ngoài ra, sau khi tôi tiêm 2 mũi đầu Moderna tháng 8/2021 , đến đầu tháng 12/2021 tôi bị nhiễm và nhập viện điều trị triệu chứng 9 ngày.
Nguyễn Văn Tân, 65 tuổi, Quận 8, TP.HCM
Em năm nay 29 tuổi tiêm vaccine HPV ở khoảng tuổi này có hiệu quả không? Nên tiêm ở đâu an toàn ạ? Em cảm ơn
Ngọc Nhung, 29 tuổi, Đồng Tháp
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Tại Việt Nam, vaccine HPV được chỉ định tiêm chủng trẻ em gái, trẻ em trai, nữ giới và nam giới từ 9 - 26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, và các bệnh gây ra bởi virus HPV càng sớm càng tốt, các trường hợp đã quan hệ tình dục hoặc có con cũng cần được chủng ngừa.

Nam và nữ giới nằm trong độ tuổi 9 - 26, không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không đang mắc các bệnh cấp tính,... đều đủ điều kiện tiêm vaccine này mà không cần phải xét nghiệm. Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ đã triển khai tiêm vaccine ngừa HPV cho người từ 27 tuổi cho tới 45 tuổi. Người trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt tối ưu như độ tuổi từ 9-26 tuổi.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng vaccine HPV, bạn có thể liên hệ đến các đơn vị tiêm chủng như Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Tôi năm nay 37 tuổi thì có tiêm đc vaccine HPV được không? Hiệu quả vaccine sẽ như thế nào?
Anh Dũng, 37 tuổi, Hà Đông
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Tại Việt Nam, vaccine HPV được chỉ định tiêm chủng trẻ em gái, trẻ em trai, nữ giới và nam giới từ 9 - 26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, và các bệnh gây ra bởi virus HPV càng sớm càng tốt, các trường hợp đã quan hệ tình dục hoặc có con cũng cần được chủng ngừa.

Nam và nữ giới nằm trong độ tuổi 9 - 26, không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không đang mắc các bệnh cấp tính... đều đủ điều kiện tiêm vaccine này mà không cần phải xét nghiệm. Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ đã triển khai tiêm vaccine ngừa HPV cho người từ 27 tuổi cho tới 45 tuổi. Người trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt tối ưu như độ tuổi từ 9-26 tuổi.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng vaccine HPV, bạn có thể liên hệ đến các đơn vị tiêm chủng như Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Xin hỏi tại VNVC có tiêm vaccin HPV cho người trên 26 tuổi không?
Phúc Thịnh Trương, 32 tuổi, TP. Cần Thơ
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Tại Việt Nam, vaccine HPV được chỉ định tiêm chủng trẻ em gái, trẻ em trai, nữ giới và nam giới từ 9 - 26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, và các bệnh gây ra bởi virus HPV càng sớm càng tốt. Các trường hợp đã quan hệ tình dục hoặc có con cũng cần được chủng ngừa.

Nam và nữ giới nằm trong độ tuổi 9 - 26, không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không đang mắc các bệnh cấp tính,... đều đủ điều kiện tiêm vaccine này mà không cần phải xét nghiệm. Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ đã triển khai tiêm vaccine ngừa HPV cho người từ 27 tuổi cho tới 45 tuổi. Người trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt tối ưu như độ tuổi từ 9-26 tuổi.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng vaccine HPV, bạn có thể liên hệ đến các đơn vị tiêm chủng như Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Bệnh cúm mùa có những chủng virus nào phổ biến. Bệnh có thể tiêm vaccine phòng bệnh phải không?
Nguyễn Văn Hường, 70 tuổi, TP. Vinh
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm (influenza virus) gây nên. Có 3 chủng cúm mùa là cúm A, B, C, trong đó chủng cúm A, B phổ biến và dễ gây thành dịch.

Trong đó, có 4 dòng virus cúm gây bệnh nặng phổ biến ở Việt Nam là A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria, B/Yamagata, nhưng đều có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine.

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ các loại vaccine cúm tứ giá thế hệ mới cập nhật chủng cúm mùa mới nhất, phòng hiệu quả các chủng cúm A/H1N1, A/H3N2, cúm B/Yamagata và B/Victoria. Đặc biệt đang có ưu đãi giá vaccine cúm cho Khách hàng tiêm lẻ, tiêm doanh nghiệp.

Cảm ơn câu hỏi của bạn!

Tôi 60 tuổi đã lâu rồi không tiêm chủng vậy bây giờ tuổi này có cần tiêm chủng vaccine không? Cần tiêm những loại vaccine nào?
Trần Văn Minh, 60 tuổi, TP. Thủ Đức
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Theo thống kê, phần lớn các ca tử vong do cúm, viêm phổi phế cầu hàng năm chiếm tỷ lệ lớn ở người lớn, người trên 50 tuổi. Tuổi càng cao sẽ kéo theo sự lão hoá của các cơ quan trong cơ thể, từ hệ cơ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng như phổi, tim, hệ thống mạch máu. Sự lão hoá còn làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi của thời tiết, môi trường, tăng khả năng mắc các bệnh lý lây nhiễm từ cộng đồng, đặc biệt các bệnh lý đường hô hấp.

Trường hợp của bạn 60 tuổi thì rất cần tiêm vaccine để duy trì miễn dịch, phòng các bệnh truyền nhiễm và nguy cơ biến chứng, không làm trầm trọng các bệnh nền sẵn có, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo đó, các loại vaccine mà bạn cần tiêm trong độ tuổi này là: cúm, ho gà - bạch hầu - uốn ván, phế cầu khuẩn, viêm gan A+B,...

Cảm ơn câu hỏi của bạn!

Chào bác sĩ. Em bị chó cắn năm 2014 và có quan sát thấy 2 tháng sau chó vẫn bình thường nên cũng không quan tâm đến bệnh dại nữa. Sau khi đọc báo thấy có người phát bệnh dại sau 4 năm thì lo sợ không biết mình có bị dại không. Em muốn hỏi bác sĩ là virus dại tồn tại lâu nhất ...
Quốc Toàn, 30 tuổi, Quận 12, TP.HCM
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Nếu chẳng may bị động vật cào, cắn hoặc liếm lên vết thương hở, bạn cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt để cơ thể kịp sinh kháng thể ngăn chặn sự tấn công của virus dại, tốt nhất là ngay trong ngày đầu tiên.

Tùy thuộc vào sức đề kháng của bệnh nhân và tình trạng vết cắn, vị trí và số lượng virus xâm nhập, thời gian phát bệnh dại ở mỗi người sẽ khác nhau, có thể lên tới vài tháng hoặc vài năm.

Trong trường hợp của bạn bị chó cắn năm 2014 thì vẫn nên đi tiêm chủng vaccine dại. Bạn có thể đến các Trung tâm tiêm chủng để được các bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

Cảm ơn câu hỏi của bạn!

vaccine

Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress